Stox.vn)-Việc điều chỉnh tỷ giá có thể đem lại lợi thế tuyệt đối cho ngành cao su tự nhiên và thủy sản.
Sau nhiều dự báo, cuối cùng NHNN cũng chính thức tăng tỷ giá liên ngân hàng VND/USD lên mức 20.693, cao hơn 9.3% so với trước đó. Đi kèm với quyết định này là việc điều chỉnh biên độ giao động từ 3% xuống 1%.
Bên cạnh những tác động ở góc độ vĩ mô và tâm lý giao dịch của nhà đầu tư, câu hỏi được nhiều nhà đầu tư quan tâm lúc này là ngành nào, doanh nghiệp nào sẽ được hưởng lợi và ngược lại từ chính sách này trên góc độ lợi nhuận của các doanh nghiệp trên sàn.
Top 10 mặt hàng Xuất Nhập Khẩu năm 2010
Bảng 1: Top 10 mặt hàng Xuất Nhập Khẩu năm 2010
Nguồn: GSO
Ngành Dệt May: Tác động là không lớn
Top 10 nhóm hàng xuất khẩu năm 2010 theo công bố của GSO là Dệt may ( 11,1 tỷ USD) tiếp đến Giày dép ( 5 tỷ USD), việc điều chỉnh tỷ giá sẽ giúp doanh thu bằng USD của các doanh nghiệp dệt may và da giày tăng lên gần 10%. Tuy nhiên đóng góp phần lớn trong con số trên là các doanh nghiệp FDI với vai trò gia công cho các nhà sản xuất nước ngoài, do đó, việc điều chỉnh tỷ giá cũng tác động tương tự đến chi phí nhập khẩu nguyên liệu, phụ kiện của các doanh nghiệp này. Vải, nguyên phụ liệu dệt may, giày dép, bông và sợi dệt đều cũng chính là những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trong năm qua với tổng giá trị khoảng 9,8 tỷ USD, bằng 61% giá trị xuất khẩu dệt mày và da giày.
Hiện có 5 công ty niếm yết tại HNX và HOSE thuộc nhóm ngành dệt mày và da giày. Với tỷ suất lãi ròng năm 2010 ở mức thấp, lợi ích từ việc điều chỉnh tỷ giá nhìn chung sẽ không giúp cải thiện bức tranh lợi nhuận của các công ty này trong các năm tới.
Bảng 2: Lợi nhuận năm 2010 của các công ty dệt may
Mã | GMC | NPS* | TCM | TET | TNG |
Đơn vị | Tỷ VND | ||||
Doanh thu thuần | 613.9 | 47.0 | 1,844.0 | 31.0 | 622.8 |
Giá vốn hàng bán | (488.3) | 37.0 | 1,645.0 | 14.0 | (486.9) |
Lợi nhuận sau thuế | 34.9 | 4.1 | 166.7 | 9.4 | 25.0 |
Tỷ suất lãi ròng | 5.7% | 8.7% | 9.0% | 30.3% | 4.0% |
(*) Số kế hoạch |
Nguồn: StoxPlus
Số liệu chi tiết từ công ty GMC – May Sài Gòntrong Bảng 3 phía sau cho thấy rõ mức độ phụ thuộc vào việc điều chỉnh tỷ giá đến hoạt động của công ty. Trong 3 năm qua tỷ trọng xuất khẩu của GMC chiếm trên 95% doanh thu tuy nhiên, tỷ trọng chi phí NVL nhập khẩu cũng trên 50%, riêng năm 2010 là 72.3%. Vấn đề đối với các công ty dệt may và giày da là khả năng cân đối nguồn thu – chi ngoại tệ để tránh bị ảnh hướng của việc điều chỉnh tỷ giá.
Bảng 3: Một số chỉ tiêu tài chính của GMC
GMC | 2008 | 2009 | 2010 | ||
Đơn vị | Tỷ VND | ||||
Doanh thu | 421.0 | 353.0 | 613.0 | ||
Doanh thu XK | 400.0 | 340.0 | 600.0 | ||
Tỷ trọng | 95.0% | 96.3% | 97.9% | ||
Chi phí SXKD | 422.0 | 337.0 | 488.0 | ||
Chi phí NVL | 218.0 | 194.0 | 353.0 | ||
Tỷ trọng | 51.7% | 57.6% | 72.3% |
Nguồn: StoxPlus
Ngành cao su tự nhiên: có lợi thế tuyệt đối từ việc điều chỉnh tỷ giá tuy nhiên suy giảm diện tích khai thác là vấn đề cần được đánh giá
Trong đó các công ty cao su tự nhiên là nổi bật nhật với sản phẩm xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2010, ngành cao su xuất khẩu của Việt Nam đạt 783.000 tấn với giá trị 2,38 tỷ USD, tăng 7% về sản lượng nhưng tăng tới 93.7% về mặt giá trị so với năm 2009. Sở dĩ có sự tăng trội về mặt giá trị năm vừa qua là do giá cao su trên thế giới liên tục tăng mạnh so với năm 2009, đạt mức giá trung bình là 3.600 USD/tấn.
Bảng 4: Giá cao su thế giới trong 1 năm qua
Nguồn: Indexmundi.com
Tác động của việc điều chỉnh tỷ giá có thể ảnh hướng ngay đến lợi nhuận của các doanh nghiệp cao su tự nhiện trong quý I/2011 khi xem xét sản lượng hàng tồn kho của các công ty này. Do đặc thù của chu kỳ khai thác, các công ty cao su sẽ tích trữ một lượng hàng tồn kho nhất định để bán ra trong quý I, tỷ giá tăng 10% cùng với giá bán mủ cao su liên tục tăng, hiện đang ở mức 110 triệu đồng/ tấn là những yếu tố thuận lợi cho các doanh nghiệp cao su tự nhiên.
Bảng 5: Kết quả kinh doanh năm 2010 của các công ty cao su tự nhiên
Mã | TRC | HRC | DPR | PHR | |
Đơn vị | Tỷ VND | ||||
Doanh thu 2010 | 757.9 | 412.0 | 1,028.0 | 1,995.0 | |
Giá vốn | 440.8 | 306.4 | 565.0 | 1,313.0 | |
Lợi nhuận sau thuế | 266.8 | 98.1 | 395.0 | 489.8 | |
Hàng tồn kho | 86.7 | 70.2 | 99.3 | 182.2 |
Nguồn: StoxPlus
Tuy nhiên, như trong các báo cáo ngành của StoxPlus, rủi ro ngành cao su tự nhiên lớn nhất đến từ việc suy giảm sản lượng khai thác do việc trồng mới không theo kịp diện tích cây đã hết chu kỳ khai thác. Nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ vấn đề này của từng công ty trước khi có quyết định đầu tư vào cổ phiếu.
Thủy sản: lợi tuyệt đối từ việc điều chỉnh tỷ giá tuy nhiên nguồn nguyên liệu là rủi ro chính
Thủy sản là nhóm doanh nghiệp tiếp theo được cho là sẽ hưởng lợi từ chính sách điều chỉnh tỷ giá khi mặt hành này đứng thứ 3 trong top xuất khẩu năm 2010 với giá trị khoảng 5 tỷ USD. So với năm 2009, xuất khẩu thủy sản tăng 11,3% về khối lượng và 18,4% về giá trị so với năm 2009.
Bảng 6: Xuất khẩu Thủy sản hàng quý
Nguồn: GSO, StoxPlus
Mặc dù vậy không phải doanh nghiệp thủy sản nào cũng chỉ gặp thuận lợi, do nhiều công ty thủy sản hiện nay phải nhập sản phẩm hoặc nguyên liệu về chế biến thức ăn thủy sản phục vụ vùng nguyên liệu hoặc kinh doanh với người nuôi trồng. Mặc dù chiếm tỷ trọng thấp tuy nhiên chi phí nhập khẩu cho các mặt hàng này, tương tự, sẽ tăng lên theo đà tăng của tỷ giá và tác động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp thủy sản.
Có 21 doanh nghiệp thủy sản đang niêm yết trên cả hai sàn chứng khoán, 5 công ty trong số này đứng trong nhóm 10 công ty xuất khẩu thủy trong năm 2010.
Bảng 7: Top 10 công ty xuất khẩu thủy sản năm 2010
Tên | Mã | TRC | Khối lượng | Giá trị | Tỷ lệ |
Đơn vị | Tấn | ‘000 USD | % | ||
Minh Phu Seafood Corp | MPC | 23,544 | 225,638 | 4.99 | |
Vinh Hoan Corp | VHC | 38,320 | 112,908 | 2.50 | |
Quoc Viet Co,Ltd | 9,532 | 94,905 | 2.10 | ||
Hung Vuong Corp | HVG | 44,687 | 88,275 | 1.95 | |
Utxi Co | 7,117 | 78,079 | 1.73 | ||
Camimex | 6,582 | 71,757 | 1.59 | ||
Stapimex | 7,063 | 71,478 | 1.58 | ||
Fimex VN | FMC | 5,463 | 65,055 | 1.44 | |
Phuong Nam Co, Ltd | 5,770 | 62,999 | 1.39 | ||
Cadovimex | CAD | 12,307 | 57,143 | 1.62 |
Nguồn: Thuysanvietnam.com.vn
Ngành thép, nhựa và phân bón là nhóm chịu thiệt hại, phải chi ngoại tệ nhập khẩu nguyên vật liệu Tác động càng lớn hơn đối với các doanh nghiệp không chủ động được nguồn phôi.
Nhiều doanh nghiệp phải tăng chi phí nhập khẩu nguyên liệu do tác động từ việc tăng tỷ giá đang niêm yết trên hai sàn chứng khoán. Phần còn lại trong Top 10 nhóm mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất năm 2010 là nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp ngành thép, nhựa, phân bón và thuốc trừ sâu, ….
Ngành thép dẫn đầu về giá trị nhập khẩu trong năm 2010 với hơn 6 tỷ USD trong đó bao gồm cả thép thành phẩm và nguyên liệu sản xuất thép. Theo VSA, hàng năm ngành thép phải nhập khẩu từ 30 – 50% lượng phôi thép và phần lớn nguồn thép phế liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước khoảng 8,7 triệu tấn/năm. Tính trung bình lượng nhập khẩu chiếm khoảng 75% tổng sản lượng thành phẩm đầu ra của các sản phẩm thép. Với việc điều chỉnh tỷ giá lần này, các doanh nghiệp sản xuất thép không chủ động được nguồn phôi và phế liệu chắc chắn sẽ gặp khó khăn khi chi phí nhập khẩu sẽ tăng lên ngay cả khi giá thép thành phẩm đã có dấu hiệu tăng ngay trong đầu năm 2011.
Bảng 8: Lợi nhuận của các công ty sản xuất thép năm 2010
Mã | Giá | Vốn hóa | Doanh thu | LNST | Tỷ suất |
Đơn vị | VND | Tỷ VND | Tỷ VND | Tỷ VND | % |
HPG | 38,900 | 12,364.4 | 14,267.1 | 1,375.1 | 9.6% |
POM | 27,000 | 5,051.4 | 6,380.0 | 442.5 | 6.9% |
HSG | 18,000 | 1,813.9 | 6,124.0 | 91.0 | 1.5% |
DTL | 22,200 | 1,076.4 | 1,809.5 | 175.9 | 9.7% |
VIS | 30,500 | 915.0 | 3,084.2 | 110.5 | 3.6% |
HLA | 11,700 | 767.5 | 2,901.0 | 20.5 | 0.7% |
NKG | 28,700 | 660.1 | 2,350.0 | 130.0 | 5.5% |
VGS | 12,100 | 450.1 | 1,653.0 | 26.2 | 1.6% |
DNY | 21,900 | 438.0 | 748.6 | 89.7 | 12.0% |
SHI | 17,500 | 437.5 | 1,200.0 | 75.0 | 6.3% |
HMC | 14,800 | 310.8 | 4,364.1 | 35.1 | 0.8% |
KMT | 12,800 | 126.0 | 1,190.4 | 15.5 | 1.3% |
MHL | 19,600 | 77.9 | 251.6 | 3.1 | 1.2% |
Nguồn: StoxPlus
Hiện có 17 doanh nghiệp ngành thép đang niêm yết trên cả hai sàn trong đó có 13 doanh nghiệp sản xuất thép, bao gồm cả những công ty có thị phần lớn ở cả hai chủng loại sản phẩm là thép dài và thép tấm như Hoa Sen Group, Thép Việt Ý, Thép Pomina, Thép Hòa Phát….
Ngành điện, sản xuất xi măng và vận tải biển: áp lực từ các khoản vay bằng ngoại tệ là rất lớn
Xem xét nhóm 20 doanh nghiệp có các khoản vay dài hạn nhiều nhất dựa trên báo cáo tài chính sơ bộ năm 2010, có đến 7 doanh nghiệp đang chịu khác khoản vay ngoại tệ dưới các hình thức khác nhau (hợp đồng tín dụng hoặc trái phiếu, giao dịch chuyển đổi). Quy định kế toán hiện tại không yêu cầu các doanh nghiệp phải thể hiện ngay các tác động của điều chỉnh tỷ giá lần này vào báo cáo tài chính các quý tiếp theo, tuy nhiên nhà đầu tư cần nắm rõ để tránh bị bất ngờ về chi phí này, vốn đã khiến nhiều doanh nghiệp từ lãi thành lỗ trong các năm qua.
Đối với các doanh nghiệp có các khoản vay bằng ngoại tệ thì tỷ giá tăng đồng nghĩa với việc tăng chi phí tài chính để bù đắp chênh lệch các khoản phải trả bằng VND trong kỳ, bao gồm cả nợ gốc và lãi vay. Thị trường chứng khoán Việt nam đã chứng kiến nhiều công ty hoàn toàn lỗ do chênh lệch tỷ giá như trường hợp điển hỉnh của PPC năm 2008 hay hàng loạt doanh nghiệp có khoản vay ngoại tệ khác trong 2009 và các quý trong năm 2010. Trong 3 năm gần đây, Việt Nam tăng tỷ giá trung bình 5.5% mỗi năm và với mức tăng đến 9,3% trong lần điều chỉnh đầu tiên trong năm nay, nhiều doanh nghiệp vay ngoại tệ chắc chắn sẽ tiếp tục đối mặt với tình trạng xói mòn lợi nhuận nếu từ nay đến cuối năm tỷ giá không giảm, thực tế rất khó xảy ra.
Bảng 9: Một số lần điều chỉnh tỷ giá gần đây và mức tăng tỷ giá 3 năm qua
Điều chỉnh tỷ giá | Mức tăng tỷ giá | ||||
Ngày | Tỷ giá | % Tăng | Năm | Tỷ giá | % Tăng |
11/2/2011 | 20.693 | 9.3% | 2011 | 20.693 | 9.3% |
18/8/2010 | 18.932 | 2.1% | 2010 | 18.932 | 5.5% |
11/2/2010 | 18.544 | 3.2% | 2009 | 17.941 | 5.7% |
25/11/2009 | 17.961 | 5.4% | 2008 | 16.977 | 5.4% |
Nguồn: SBV
Thuyết minh báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp không chi tiết về khoản vay để có thể đánh giá chính xác tác động của việc điều chỉnh tỷ giá đến từng doanh nghiệp. Tuy nhiên có thể nhận xét, các doanh nghiệp ngành xi măng, điện và nhóm vận tải biển có xu hướng sử dụng các khoản vay ngoại tệ nhiều hơn và sẽ chịu tác động từ việc điều chỉnh tỷ giá mạnh hơn các nhóm khác.
Bảng 10: Top 20 doanh nghiệp có khoản vay dài hạn lớn nhất năm 2010
Tên | Mã | Tổng TS | Vay NH | Vay DH | GT khoản vay bằng ngoại tệ |
Đơn vị | Tỷ VND | Tỷ VND | Tỷ VND | ||
VINCOM JSC | VIC | 26,147 | 294 | 11,190 | 60 Tr USD* |
Nhiệt điện Phả Lại | PPC | 11,565 | 419 | 6,911 | |
Tập đoàn Ma San | MSN | 20,922 | 875 | 5,016 | 30 Tr USD** |
Xi măng Bỉm Sơn | BCC | 5,715 | 892 | 3,280 | 2400 Tỷ VND |
Agriseco | AGR | 14,176 | 150 | 2,000 | |
Tập đoàn FPT | FPT | 12,502 | 2,600 | 1,871 | |
VITRANSCHART JSC | VST | 3,322 | 440 | 1,863 | |
ShinPetrol | VSP | 3,384 | 195 | 1,734 | |
VITACO | VTO | 3,064 | 295 | 1,581 | 1580 Tỷ VND |
Hòa Phát | HPG | 14,924 | 4,015 | 1,560 | |
Vận tải Xăng dầu VIPCO | VIP | 2,175 | 197 | 998 | 888 Tỷ VND |
Nhiệt điện Bà Rịa | BTP | 2,068 | 97 | 849 | 15 Tr USD |
Cơ Điện Lạnh REE | REE | 4,911 | 216 | 837 | |
Sông Ba JSC | SBA | 1,542 | 114 | 767 | 100 Tỷ VND |
Xi măng Quảng Ninh | QNC | 1,803 | 486 | 694 | |
Ánh Dương Việt Nam | VNS | 1,726 | 8 | 652 | |
Becamex IJC | IJC | 3,935 | 2,278 | 617 | |
Thuận Thảo Group | GTT | 1,376 | 163 | 615 | |
Xây dựng DK Nghệ An | PVA | 2,048 | 217 | 554 | |
Vận tải biển Vinaship | VNA | 1,179 | 183 | 493 | |
(*): Vincom Phát hành gần 60 triệu USD trái phiếu quốc tế | |||||
(**): Masan ký giao dịch vay chuyển đổi 30 triệu USD với Goldman Sachs |
Nguồn: StoxPlus
(Liên hệ với bộ phân phân tích độc lập của StoxPlus qua email: researchhouse@stoxplus.com để Cập nhật KQKD năm 2010 và phân tích tác động của việc tăng tỷ giá đến cổ phiếu của bạn).
Tuấn Nguyễn | Equity Analyst | Stox.vn
Filed under: Thông tin |
Leave a Reply