Kinh tế – Tài chính Thế giới tuần 21 – 25/02

Thời gian sắp tới, các quỹ đầu cơ nhỏ của châu Á sẽ không mấy “dễ thở”; vấn đề lạm phát “nóng” hơn bao giờ hết. Trung Đông gấp rút ngăn “cách mạng hoa nhài” lan rộng

Tính cả tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 2,1% và như vậy ghi nhận tuần hạ mạnh nhất từ tháng 11/2010, chỉ số S&P 500 hạ 1,7%, chỉ số Nasdaq hạ 1,9%.

Ngược lại, giá trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ tăng, lợi suất trái phiếu loại dài hạn giảm sau khi số liệu GDP Mỹ quý 4/2010 công bố ngày thứ Sáu khiến nhà đầu tư có thêm lý do để mua trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ.

Trong tuần, lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ, vốn biến động ngược chiều với giá, đã giảm mạnh nhất từ tháng 5/2010 bởi yếu tố bất ổn tại Libya, giá dầu tăng mạnh, nhà đầu tư tìm đến công cụ trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ an toàn. Tính cả tuần, giá vàng tăng 1,5%.

Tại thị trường chứng khoán châu Âu, chỉ số FTSE 100 của thị trường Anh tăng 1,37%; chỉ số CAC 40 của thị trường Pháp tăng 1,51%; chỉ số IBEX 35 của thị trường Tây Ban Nha tăng 1,64%; chỉ số DAX của thị trường Đức tăng 0,77%.

Tại thị trường châu Á, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật tăng 0,71%; chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông tăng 1,82%; chỉ số S&P/ASX của thị trường Úc tăng 0,57%; chỉ số NZX 50 của thị trường New Zealand hạ 0,13%.

Không nên quá hoảng sợ về thị trường dầu

Lỗi lầm lớn nhất của nhiều nhà đầu tư chính là việc dự báo biến động trên thị trường hàng hóa với động thái của các công ty sản xuất hàng hóa, hai yếu tố này không phải là một. Trong trường hợp thị trường dầu, hiện có quá nhiều dầu trên thị trường và cả tại nước Mỹ thế nhưng khả năng kênh đào Suez và căng thẳng tại Libya lên cao khiến nhiều người nghĩ nguồn cung sẽ gián đoạn.

Có báo cáo cho thấy quân đội Libya đã nã pháo vào người biểu tình (tuy nhiên số lần không nhiều). Tình hình tại Libya như vậy khác hoàn toàn so với Ai Cập.

Nhìn chung, thị trường chứng khoán Mỹ nhiều khả năng sẽ hướng đến giai đoạn điều chỉnh, điều này gây áp lực lên cổ phiếu năng lượng. Giá của loại hàng hóa này sẽ tăng trưởng mạnh hơn so với thị trường chứng khoán.

Chính phủ nhóm nước Trung Đông và Bắc Phi cố gắng kiềm chế khủng hoảng chính trị

Vua Abdullah của Arập Saudi thông báo chương trình hỗ trợ tài chính với trị giá khoảng 36 tỷ USD để ngăn bất ổn đã gây chấn động khắp khu vực Trung Đông và hiện đang khiến giới lãnh đạo hàng đầu Libya đau đầu. Cụ thể, trong gói hỗ trợ 36 tỷ USD trên, lương người lao động trong lĩnh vực công tăng khoảng 15% để bù lạm phát, hỗ trợ tài chính cho sinh viên và người thất nghiệp.

Chế độ gia đình trị tại Arập Saudi cho đến nay cũng giống như yếu tố đã làm công chúng phẫn nộ, sự bất bình đã lập đổ chính phủ Tunisia và Ai Cập cũng như đẩy Libya đến bên bờ vực nội chiến.

Ngoài tình hình căng thẳng ở Libya, làn sóng biểu tình gia tăng sau những buổi cầu nguyện ngày thứ Sáu tại 7 nước khác gồm Ai Cập, Iraq, Yemen, Jordan, Bahrain, Tunisia, Arập Xêút. Biến động tại đây tiếp tục gieo hoang mang trên thị trường dầu mỏ.

Chính quyền Tổng thống Obama đã quyết định đóng băng tài sản của Tổng thống Libya Moammar Gadhafi và 4 người con của ông ở Mỹ.

Ngoài trừng phạt đối với ông Gadhafi, 3 người con trai và một người con gái của ông, lệnh phong tỏa tài sản còn được áp dụng đối với chính phủ Libya.

Quyết định đóng băng tài sản này được thực hiện theo lệnh của Tổng thống Obama ký vào ngày 25/2 bởi chính phủ Mỹ tuyên bố những vấn đề tại Libya đe dọa ảnh hưởng đến an ninh và quốc gia và chính sách đối ngoại của Mỹ.

Trung Quốc đua xây sân bay dù thua lỗ

Theo quan chức cao cấp của ngành hàng không Trung Quốc, Trung Quốc sẽ xây dựng thêm khoảng 45 sân bay trong 5 năm tới. Tổng số Trung Quốc sẽ có khoảng 220 sân bay.

Việc xây dựng thêm sân bay sẽ vẫn được thực hiện bất chấp việc nhiều sân bay một số tỉnh thành hoạt động không hiệu quả.

Trung Quốc đang trong quá trình mở rộng sân bay, chính phủ nước này đặt kế hoạch xây dựng khoảng 4 sân bay khu vực và phát triển các mối liên kết hàng không với nhóm khu vực nghèo và xa xôi ở khu vực phía Tây.

Nhiều trong nhóm sân bay mới được xây dựng gặp nhiều khó khăn trong thu hút khách hàng và hoạt động với chỉ vài chuyến bay/tuần hoặc chẳng chuyến bay nào.

Ông Li Jiaxiang, người đứng đầu cơ quan hàng không Trung Quốc cho biết, hiện nay Trung Quốc đang có khoảng 175 sân bay, 130 sân bay thua lỗ tổng 1,68 tỷ nhân dân tệ trong năm 2010.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, chính phủ Trung Quốc sẽ đầu tư khoảng 1,5 nghìn tỷ nhân dân tệ tương đương khoảng 230 tỷ USD vào lĩnh vực hàng không, tuy nhiên số tiền cụ thể dành cho các sân bay không được công bố.

Hoạt động giao thông đường không phát triển mạnh mẽ tại Trung Quốc trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng mạnh.

Quỹ đầu cơ nhỏ châu Á sẽ đương đầu với rất nhiều khó khăn

Các quỹ đầu cơ nhỏ châu Á sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi quy định mới tại Mỹ khiến các quỹ này gặp nhiều khó khăn trong việc huy động và quản lý nguồn vốn từ thị trường đầu tư lớn nhất thế giới.

Theo quy định của đạo luật cải tổ ngành tài chính Mỹ Dodd-Frank, các quỹ đầu cơ với khoảng hơn 15 khách hàng và nhà đầu tư Mỹ, quản lý lượng tài sản hơn 25 triệu USD cho họ, sẽ phải đăng ký với Ủy ban chứng khoán Mỹ trong khoảng thời gian từ nay đến 21/07/2011.

Như vậy các quỹ sẽ tốn kém hơn bởi các nhà quản lý quỹ phải đảm bảo Ủy ban chứng khoán Mỹ luôn nắm được thông tin về tài sản và giao dịch cũng như tuân thủ tốt luật chứng khoán Mỹ.

Đối với nhóm tổ chức quản lý quỹ nhỏ, việc đăng ký và chi phí kiểm soát sẽ rất cao.

Quyết định không đăng ký sẽ có thể khiến quỹ không tiếp cận được với khu vực đóng góp tới 40% tài sản của các quỹ đầu cơ châu Á và tạo ra tình trạng khan vốn đầu tiên từ thời kỳ khủng hoảng tài chính.

Châu Á tuyên chiến với lạm phát

Quý 4/2010, kinh tế Thái Lan tăng trưởng mạnh nhất trong 15 năm nhờ xuất khẩu và tiêu dùng người dân tăng trưởng mạnh. Nhiều khả năng Ngân hàng Trung ương Thái Lan sẽ sớm tăng lãi suất cơ bản.

Cơ quan điều hành kinh tế và phát triển xã hội của Thái Lan công bố GDP quý 4/2010 tăng trưởng 1,2% so với quý trước đó. Dự báo về tăng trưởng chỉ số giá tiêu dùng của Thái Lan năm 2010 đã được điều chỉnh lên mức từ 2,8% đến 3,8% từ mức 2,5% đến 3,5% theo dự báo được đưa ra vào tháng 9/2010. Đồng bath được dự báo lên mức 29,5 bath đến 30,5 bath trong năm 2011.

Ông John Tsang, cục trưởng Tài chính Hồng Kông, dự báo kinh tế Hồng Kông có thể tăng trưởng 5% trong năm nay và việc kiềm chế lạm phát nằm trong nhóm mục tiêu chính của các nhà hoạch định chính sách kinh tế.

Ông John Tsang, công bố GDP Hồng Kông quý 4/2010 tăng truonrwgr 6,2% so với cùng kỳ năm trước. Con số này cao hơn mức 5,5% theo dự báo của các chuyên gia,

Ông Donna Kwok, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng HSBC ở Hồng Kông, cho rằng: “Lạm phát đang tăng nhanh và áp lực sẽ thử thách khả năng điều chỉnh nền kinh tế của chính phủ.”

Tháng 1/2011, chỉ số giá tiêu dùng tại Hồng Kông tăng mạnh nhất trong 29t háng.

Chính quyền Hồng Kông đang cố gắng hạn chế rủi ro kinh tế tăng trưởng quá nóng bởi nhà đầu tư Trung Quốc rót mạnh tiền vào thị trường bất động sản Hồng Kông, giá hàng hóa tăng cao khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng.

Cổ đông Apple không quá quan tâm đến sức khỏe của Steve Jobs

Buổi họp đại hội cổ đông của Apple đã diễn ra vào ngày thứ Tư mà không có sự tham gia của nhân vật mang tính biểu tượng – Steve Jobs, người vẫn đang nghỉ ốm giữa những lời đồn thổi rằng cuộc chiến với bệnh ung thư của ông đã kết thúc. Thế nhưng câu hỏi về kế hoạch của công ty trong trường hợp ông rời vị trí vẫn được đề cập đến trong cuộc họp bởi các cổ đông muốn biết rõ ràng hơn về kế hoạch tìm kiếm CEO thay thế của công ty. Tuy nhiên cuối cùng mọi chuyện đã không thành công.

Kinh tế Mỹ quý 4/2010 tăng trưởng chỉ 2,8%

Theo con số công bố mới nhất, kinh tế Mỹ quý 4/2010 tăng trưởng 2,8%, thấp hơn tính toán ban đầu bởi số liệu cho thấy người tiêu dùng, chính quyền các tỉnh và thành phố chi tiêu được ít hơn so với tính toán ban đầu. Tháng 1/2011, Bộ Thương mại Mỹ công bố GDP quý 4/2010 tăng trưởng 3,2% (tính theo trung bình năm). Số liệu điều chỉnh tính đến thông tin không được đưa vào tính toán lần đầu.

Ngọc Diệp

Leave a comment